Xuất khẩu tôm kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm.

0
542

Với việc khai thác các lợi thế từ hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, xuất khẩu tôm được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian tới

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng nói, EU – một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 300 triệu USD, giảm gần 26% so với cùng kỳ năm 2018. Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam giảm 2%, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù 6 tháng qua, xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn, song Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kỳ vọng, trong thời gian tới, ngành tôm Việt Nam có thể phục hồi xuất khẩu sang thị trường EU nhờ tác động tích cực của FTA Việt Nam – EU (EVFTA). Mặc dù 6 tháng qua, xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn, song Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kỳ vọng, trong thời gian tới, ngành tôm Việt Nam có thể phục hồi xuất khẩu sang thị trường EU nhờ tác động tích cực của FTA Việt Nam – EU (EVFTA).

Cùng với việc tận dụng các lợi thế từ các FTA thế hệ mới, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, các doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận thông tin về các Hiệp định thương mại tự do để lựa chọn các ưu đãi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Cùng với đó, phải thay đổi công nghệ, định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu; Việc xây dựng thương hiệu cho tôm Việt cần được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý; Cần đảm bảo về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm.

Các chuyên gia cũng hy vọng, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết nhiều FTA và chuẩn bị đi vào thực thi, hàng rào thuế quan giảm mạnh. Đây sẽ là những yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu tôm có thể phục hồi những tháng cuối năm.

Mục tiêu 10 tỷ USD và giấc mơ đứng đầu thế giới

Vượt qua khó khăn để đạt thắng lợi lớn, con tôm Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế khi đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Cách đây không lâu, tại một hội nghị về phát triển ngành tôm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển ngành này. 

Với thị trường 7 tỷ người trên thế giới, từ trẻ con đến người lớn đều ăn tôm và hầu như tất cả bữa tiệc thịnh soạn đều sử dụng tôm nên Thủ tướng nhấn mạnh, chậm nhất trước năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 10 tỷ USD.

Bên cạnh đó, các mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư bài bản, hiện đại như của công ty Việt Úc tại Bạc Liêu, Công ty Đắc Lộc ở Phú Yên. Đặc biệt, Hà Tĩnh có những doanh nghiệp đầu tư hàng trăm ha nuôi tôm trên cát với lợi nhuận hàng năm lên đến cả trăm tỷ đồng. 

Từ đó, có thể thấy rằng, chúng ta có rất nhiều thế mạnh để phát triển con tôm, từ điều kiện tự nhiên đến khoa học kỹ thuật, con người chăm chỉ và đầy sáng tạo,… Cùng với đó, thị trường 7 tỷ dân còn rất nhiều dư địa và đặc biệt, tôm Việt Nam đang được các thị trường khó tính công nhận về chất lượng.

Nước rút để thực hiện ước mơ

Người dân và các doanh nghiệp cần tập trung phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian… Bởi đó là xu hướng tất yếu để đạt mục tiêu xuất khẩu với số lượng và chất lượng cao hơn.

Trong quá trình nuôi, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; thay thế dần từ sử dụng hóa chất sang chế phẩm sinh học; không sử dụng thuốc kháng sinh. Cùng với đó, chủ động về chế phẩm, thức ăn, con giống; tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín; nâng cao năng lực chế biến; xúc tiến thương mại, làm thương hiệu cho con tôm… 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here