Nội Dung
Các chương trình “Visa vàng” của một số nước châu Âu hiện đã bắt đầu có sự chú ý kỹ càng hơn từ cơ quan giám sát với một số quan ngại về tính minh bạch. Như vậy, “Visa vàng” Hy Lạp, chương trình có mức phí cạnh tranh nhất châu Âu đang dần bị thắt chặt…
Đầu năm nay, Hy Lạp cũng đã rà soát lại bộ quy chuẩn sau khi nhận được một số khuyến nghị. Tuy nhiên, vào tháng 07/2019 vừa qua, do có một cuộc bầu cử đột xuất, những thay đổi thuộc chương trình “Visa vàng” tạm thời được gác lại.
Trước khả năng các điều khoản có thể không còn thực sự dễ dàng và thông thoáng trước đây, các nhà đầu tư quốc tế đang “chạy nước rút” để sở hữu “Visa vàng” Hy Lạp vốn được xem là tấm vé thông hành để trở thành công dân châu Âu và hưởng nhiều đặc quyền về kinh doanh, đi lại, y tế hay giáo dục.
Tính riêng trong nửa đầu năm 2019 này, chương trình “Visa vàng” của Hy Lạp đã chấp thuận 645 ứng viên nhà đầu tư phù hợp cùng với 2.042 người phụ thuộc. Về số người phụ thuộc, mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái lên đến 35%, cho thấy ngày càng nhiều nhà đầu tư tin tưởng chọn Hy Lạp làm “bệ phóng” cho các kế hoạch dài hơi của gia đình họ.
Kể từ khi được khởi xướng vào năm 2013, đã có tổng cộng 4.537 “visa vàng” được trao tay, chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của chương trình được cho là có mức phí ít nhất cùng các quy định ít khắt khe nhất tại châu Âu.
“Trung hoà” lại một số tín hiệu về việc thắt chặt quy định, Hy Lạp lại cũng đã đề xuất mở rộng danh mục đầu tư cho các ứng viên sở hữu “Visa vàng” của nước này. Theo đó, các lĩnh vực mới mà nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận tại “xứ sở của các vị thần” bao gồm chứng khoán, quỹ tương hỗ hay trái phiếu chính phủ.
Giá bất động sản của Hy Lạp cũng vẫn cực kỳ cạnh tranh so với các nước cũng giới thiệu chương trình “visa vàng”. Ví dụ như với 250.000 Euro (khoảng gần 6,5 tỷ đồng), nhà đầu tư có thể mua bất động sản diện tích lên đến 178 mét vuông, so với diện tích chỉ là 98 mét vuông ở Malta nhưng phải chi đến 270.000 Euro (gần 7 tỷ đồng).
Và du lịch, địa hạt trọng tâm của kinh tế đất nước Địa Trung Hải này, tiếp tục chứng kiến sự “bùng nổ”. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm nay, Hy Lạp có mức doanh thu từ ngành này đạt 760 triệu Euro, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng của ngành du lịch chiếm đến 11,7% trong cơ cấu GDP của Hy Lạp và 44% số lượng việc làm, theo dữ liệu của Insete.
Do liên tục giữ vững điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, bất động sản Hy Lạp luôn là “miền đất hứa” vì tính thanh khoản rất cao, dễ dàng sang nhượng, cho thuê để thu về nguồn lợi liên tục và bền vững.
Giai đoạn bản lề cho nhà đầu tư
Như vậy, Hy Lạp đang ở một thời kỳ hết sức “nhạy cảm” với nhà đầu tư quốc tế: những thay đổi vĩ mô về chương trình “Visa vàng” theo hướng khắt khe hơn nhiều khả năng sẽ diễn ra trong thời gian trước mắt, trong khi chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới đã “chớm” bắt đầu.
Một bên là sự gấp rút để tận dụng những ưu đãi vẫn còn hiệu lực, bên khác là sự khẩn trương sau thời kỳ “bắt đáy” để nương theo đà tăng của kinh tế nước này nhằm có được những lợi thế đặc biệt hấp dẫn về sau.