V
Phiên 14/06, cổ phiếu BHN giảm sàn ngay đầu phiên. Lý do chỉ bởi một lô nhỏ 10 cổ phiếu. Đây lại chẳng phải là chuyện hi hữu, tăng trần giảm sàn đầu phiên với khối lượng khớp lệnh tối thiểu vẫn thường thấy ở BHN. Tỉ dụ trong phiên 28/06, chỉ với một lô 10 cp, mã này bật tăng trần dù lệnh khớp trước đó có giá nằm dưới tham chiếu.
Trường hợp của BHN không phải là duy nhất. Giá cổ phiếu “lên bờ xuống ruộng” từ các lệnh mua bán khớp với khối lượng nhỏ vẫn diễn ra thường xuyên trên sàn chứng khoán. Nhưng vì bảng điện dài với hàng trăm cổ phiếu, các lệnh vào ra hay lệnh khớp nhảy liên tục nên nhà đầu tư cũng ít chú ý. Dễ dàng kể thêm một vài trường hợp tương tự như cổ phiếu LGC, DTL, VNX hay SC5.
Như phiên 28/06, cổ phiếu LGC tăng trần ngay từ đầu phiên và giữ thành tích này suốt cả phiên, tạo một hiệu ứng bắt mắt đầy tích cực nếu chỉ nhìn vào sắc tím của cổ phiếu. Nhưng kỳ thực, cổ phiếu này chỉ có duy nhất 1 lô 10 cp được khớp lệnh trong phiên hôm đó.
Còn nhớ cũng vừa mới đây, cổ phiếu VNX từ một cổ phiếu chỉ có giá vài trăm đồng và không có thanh khoản biến thành siêu cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán ở ngưỡng trên 50,000 đồng/cp, tương ứng mức tăng hơn 11,000%. Khủng khiếp!
Và thành quả đó của VNX nhờ vào việc tăng trần hơn 30 phiên liền. Cổ phiếu này ghi nhận khối lượng khớp lệnh đều đặn 100 cp mỗi phiên trong quãng thời gian tăng trần này.
Tản mạn về chuyện đầu tư chứng khoán, có nhà đầu tư cho biết anh từng gặp một trường hợp khá hài hước với cổ phiếu SMC: Anh này bắt gặp một lệnh bán 90 cp SMC tại giá 15,400 đồng/cp và liền sau là một lệnh 16,700 đồng/cp với khối lượng lớn hơn. Thế là anh liền mua ngay lô cổ phiếu ở giá 15,400 đồng/cp kia. Nhà đầu tư này nói vui rằng với những lệnh chênh lệch bước giá lớn thế này, anh có thể lãi vị thế ngay trong phiên giao dịch chứ chẳng cần đợi T+3 mới biết: “bằng cách khớp 10 cp giá 16,700 đồng/cp, vì mình đang có sẵn “hàng” trong tài khoản”.
Quyền lực của lô nhỏ trên sàn chứng khoán qua lời kể sau của một môi giới lại càng thú vị hơn. Vào một buổi sáng trung tuần tháng 9/2017, trong lúc đang giao dịch như thường lệ, anh môi giới Th. nhận cuộc điện thoại với giọng điệu xem chừng hớt hải từ một khách hàng: “Anh vừa mua mấy ngàn cổ BSI. Nhưng mà vừa mua thì nó giảm ngay. Anh phải làm sao đây?” Th. liền nói: “Để em giúp anh!”. Nói rồi, người môi giới này đặt một lệnh khớp 10 cp BSI.
Vậy là chỉ với cần chỉ hơn 140,000 đồng, thị giá của BSI tăng vài %. Tài khoản của anh khách kia liền xanh trở lại. Tất cả là nhờ thanh khoản BSI thấp và khoảng giá giữa các lệnh lại rất rộng, “phải gần cả ngàn đồng đấy”, Th. hào hứng kể.
Quả thực, phía trên chỉ là một trong số ít cổ phiếu có diễn biến giá như vậy. Nếu để ý theo dõi bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư có thể bắt gặp tình huống này ở trong tất cả các phiên giao dịch. Một điểm chung dễ thấy ở các mã này là mức thanh khoản nhỏ giọt.
Chẳng hạn như BHN, dù vốn hóa lớn nhưng mã này chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân khoảng 1,400 cp/phiên* trong năm qua. Trong vòng một tháng trở lại đây, thanh khoản của BHN giảm xuống còn chưa tới 1,000 cp/phiên*. Hay cổ phiếu SC5 thì chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch hơn 500 cp/phiên* trong một tháng trở lại. Thanh khoản thấp có lẽ là nguyên nhân trực tiếp nhất của vấn đề này. Khi mà tìm mỏi mắt không kiếm được người mua hay bán mã chứng khoán mình muốn mua/bán thì việc chấp nhận bước giá cao cũng là hợp lý. Tuy nhiên, khi tình trạng này liên tục lặp lại ở một cổ phiếu chắc chắn sẽ khiến giới đầu tư phải nghi ngờ về động cơ đằng sau