Kinh tế Mỹ liệu có tránh được kịch bản suy thoái?

0
492

Kinh tế Mỹ đang mất đà tăng trưởng, giới chức kinh tế Mỹ đang hoài nghi về việc kinh tế Mỹ sẽ hướng về đâu, dù vậy, họ vẫn tin rằng kinh tế Mỹ có thể tránh được kịch bản suy thoái.

Dù mức tăng trưởng 2% giúp đảm bảo cho kinh tế Mỹ sẽ không suy giảm sâu hơn, một số chuyên gia kinh tế giờ đây cho rằng kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng trong khoảng từ 1 đến 1,5% mà không rớt xuống sâu hơn nữa.

Việc kinh tế Mỹ suy giảm và tiến gần đến sự chững lại được nhiều người nói đến sau khi số liệu công bố ngày thứ Ba cho thấy ngành sản xuất Mỹ tăng trưởng yếu nhất trong 1 thập kỷ. Như vậy Fed sẽ vẫn chịu áp lực giảm lãi suất còn Tổng thống Mỹ Donald Trump đối diện với nhiều thách thức khi mà cuộc bầu cử năm tới dần đến.

Việc kinh tế Mỹ có duy trì được đà tăng trưởng hay không còn phụ thuộc vào việc người tiêu dùng Mỹ có tiếp tục duy trì được chi tiêu đủ tốt nhằm bù lại cho việc sản xuất suy giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc căng thẳng.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Societe Generale SA, ông Stephen Gallagher, nhận xét: “Bất ngờ dự báo về khả năng kinh tế Mỹ tăng trưởng đình trệ được quan tâm nhiều hơn ở thời điểm hiện tại so với phần lớn khoảng thời gian trước đó. Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng dựa trên một động cơ, đó chính là tiêu dùng”.

Triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã yếu đi trong thời gian gần đây, ngành sản xuất rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2019, đầu tư vốn suy yếu và tăng trưởng việc làm hạ nhiệt. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng GDP Mỹ sẽ chỉ còn 1,7% trong năm tới.

Nhìn lại lịch sử tăng trưởng Mỹ tính từ thập niên 1940, tăng trưởng GDP thực của Mỹ dưới mức 2% sau đó thường đến thời kỳ suy thoái kinh tế Mỹ, theo Lascelles. Giờ đây, ông và một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng kinh tế Mỹ có thể tránh được khả năng trên. Dù vậy việc kinh tế tăng trưởng chậm lại cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng mức lương đi xuống.

Tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế giảm đi khi tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế chững lại. Hai khái niệm trên liên quan chặt chẽ với nhau.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Barclays, ông Michael Gapen, phân tích: “Vấn đề ở đây là nếu tăng trưởng tiềm năng chững lại, yếu tố mang lại tăng trưởng ở hiện tại khác rất nhiều so với cách đây 40 năm”.

Tăng trưởng luôn ở mức thấp. Tính từ khi suy thoái kinh tế kết thúc vào năm 2009, GDP tính theo tỷ lệ phần trăm chỉ tăng trưởng được phần nửa so với thời kỳ năm 1991-2001, quãng thời gian tăng trưởng dài nhất trong lịch sử. Tăng trưởng mức lương ở mức thấp, lạm phát thường xuyên không đạt ngưỡng 2% theo tính toán của Fed.

Phần lớn các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ vẫn duy trì trên tốc độ tăng trưởng trì trệ trong năm sau. Dù vậy vẫn có chuyên gia đưa ra dự báo bi quan rằng kinh tế Mỹ có thể chỉ tăng trưởng 1% trong nửa đầu năm 2020.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here