Đầu từ chứng khoán là cả một nghệ thuật, và quá trình đòi hỏi phải tích lũy những chi tiết nhỏ nhất, điều cơ bản trước tiên là bạn cần phải tạo một tài khoản chứng khoán và cách đọc bảng giá chứng khoán.
Mỗi một công ty chứng khoán đều có một bảng giá riêng với giao diện khác nhau, tuy nhiên về cơ bản và ý nghĩa các thông số, kí hiệu thì chúng đều giống nhau. Dưới đây là cách đọc bảng giá chứng khoán.
1, Các thông số cơ bản trên bảng giá chứng khoán:
– Mã chứng khoán: là tên viết các công ty chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán, khi rê chuột vào mỗi mã chứng khoán sẽ ra tên công ty.
– Giá trần: là có màu tím, là giá cao nhất, giá trần bằng giá tham chiếu cộng với 7%.
– Giá sàn: có màu xanh, là giá thấp nhất, giá sàn bằng giá tham chiếu trừ đi 7%.
( Biên độ của sàn upcom là 15%, sàn HNX là 10%, Sàn HSX là 7%).
– Giá tham chiếu: là giá đóng cửa của ngày hôm trước và có màu vàng.
– Giá khớp lệnh: cho biết mức giá ứng với khối lượng chứng khoán được giao dịch nhiều nhất.
– Khối lượng khớp: khối lượng chứng khoán được thể hiện tại mức giá khợp lệnh.
– Bên mua: có 6 cột, thể hiện 3 mức giá được đặt mua cao nhất và khối lượng chứng khoán được mua với mức giá tương ứng.
– Bên bán: có 6 cột với mức giá đặt bán thấp nhất và khối lượng chứng khoán đặt bán với mức giá tương ứng.
2, Thời gian và các phiên giao dịch:
– Sàn HNX (sàn Hà Nội): giao dịch khớp lệnh liên tục từ 9 giờ đến 11 giờ 30, và 13 giờ đến 14 giờ 30. Phiên xác định giá đóng cửa từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45
– Sàn HSX(sàn Hồ Chí Minh):
+ Xác định giá mở cửa (ATO): từ 9 giờ dến 9 giờ 15
+ Phiên khớp lệnh liên tục là từ 9 giờ 15 đến 11 giờ 30, và 13 giờ đến 14 giờ 30
+ Phiên xác định giá đóng cửa (TAC): Xác định giá đóng cửa từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45.
Ngoài ra trên bảng giá còn có màu đỏ, màu xanh và màu tím; màu đỏ là biểu hiện mức giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng vẫn cao hơn giá sàn, màu xanh là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng chưa phải giá trần, màu tím là cao nhất ( giá trần ).
3, mua, bán và khớp lệnh:
Ở bảng điện tử khổi lượng mua và bán được tính theo “lô”, mỗi “lô” là 10 cổ phiếu, ở cột mua thể hiện 3 mức giá và khối lượng đặt mua cao nhất cùng một thời điểm, chúng hiện ra theo thứ tự từ cao đến thấp và ngược lại ở cột bán thể hiện 3 mức giá bán từ thấp đến cao từng thời điểm.
Và chúng sẽ khớp lệnh khi mức giá mua từ cao đến thấp, khớp với mức giá bán từ thấp đến cao theo từng phiên.
Ngoài ra trên bảng điện tử còn có cột tổng khổi lượng cổ phiếu được khớp của nhà đầu tư nước ngoài mua và bán.
Tóm lại: mỗi nhà đầu tư sẽ có cách đọc bảng giá và nhận xét khác nhau, do đó trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhất để nhà đầu tư mới tham khảo.