Nội Dung
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán đã nói lời chào với 11 cổ phiếu với nhiều lí do: công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ nhiều năm liên tiếp, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận cho BCTC, ….
Cùng điểm lại những lí do đã khiến các công ty sớm “tạm biệt” thị trường chứng khoán niêm yết.
1. Hủy niêm yết tự nguyện
Trước đây, việc hủy niêm yết tự nguyện chủ yếu phục vụ hoạt động sáp nhập doanh nghiệp. Như trường hợp sáp nhập của Kinh Đô miền Bắc (NKD) sáp nhập vào Kinh Đô (KDC) hay Mirae Fiber (KMF) sáp nhập vào CTCP Mirae (KMR). Nhưng đến nay, ngoài lí do này, các công ty buộc phải xin hủy niêm yết tự nguyện do không còn cách nào khác. Điển hình như 2 trường hợp: CMISTONE Việt Nam (CMI) sau 8 năm niêm yết tại sàn HNX và công ty Công nghệ mạng và truyền thông (CMT) tự nguyện hủy sau 9 năm niêm yết sàn HOSE.
Về trường hợp cổ phiếu CMI hủy niêm yết, đây là quyết định sớm được đưa ra sau giai đoạn thua lỗ 2016-2018. Tuy chưa công bố BCTC năm 2018, nhưng kết thúc Quý 3/2019, doanh nghiệp đã lỗ thêm 118 tỷ đồng , vốn chủ sở hữu âm gần 80 tỷ đồng. Do đó, việc rớt giá từ 47.300đ/cp xuống 1000đ/cp là điều không tránh khỏi khiến doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định hủy niêm yết.
Trường hợp hủy niêm yết của CMT lại liên quan đến việc sáp nhập doanh nghiệp. Sau khi được cổ đông thông qua việc hủy niêm yết cổ phiếu tự nguyện trên sàn HOSE và chuyển sang giao dịch trên UPCOM.
2. Hủy niêm yết do kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp
Theo quy định tại điều 6, Nghị định số 58/2012NĐ-CP với kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, doanh nghiệp sẽ buộc hủy niêm yết. 6 công ty được nêu tên trong Báo cáo tự lập 2018 đã cho thấy rõ con số thua lỗ:
Báo cáo tự lập 2018
Đứng đầu bảng là trường hợp của VHG (Công ty CP đầu tư cao su Quảng Nam), gánh nặng chi phí quá cáo dẫn đến tổng lỗ năm 2018 của công ty lên đến 260 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 -2018, các công ty thua lỗ liên tục. Dưới đây là tổng hợp số liệu thua lỗ của 6 công ty:
Tên công ty | 2016 | 2017 | 2018 |
VHG | -32,5 | -1178,6 | -260,4 |
PPI | -37,3 | -84,7 | -153 |
PVV | -41 | -34,2 | -50,2 |
ORS | -13,5 | -3 | -10,7 |
DLR | -17,6 | -14,4 | -9,7 |
KSK | -4,8 | -11,4 | -0,3 |
Đơn vị: tỷ đồng |
Nguồn: Tổng hợp
Với số liệu này, các công ty trên buộc phải ủy niêm yết tại HNX, chuyển sang đăng kí tại sàn UpCOM.
3. Hủy niêm yết do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến cho BCTC
Điển hình cho việc hủy niêm yết do kiểm toán chối đưa ra ý kiến, công ty Đầu tư và Xây dựng PTC bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do số dư ngày 1/1/2018 không kiểm tra được tính đúng đắn, ảnh hưởng đến BCTC bán niên ngày 30/6/2018. Ngoài ra, các số liệu liên quan: tổng công nợ phải thu, dự phòng hàng tồn kho, đặc biệt, công ty con CTCP PTIC-ZTE Công nghệ Viễn thông có dấu hiệu ngừng hoạt động từ giữa năm 2017 nhưng BCTC của công ty mẹ PTC lại lập trên BCTC của công ty con dẫn đến việc kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về BCTC hợp nhất của PTC. Và PTC đã nhận cảnh cáo hủy niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) nếu BCTC năm 2018 vẫn không minh bạch.
4. Hủy niêm yết để tái cấu trúc
Để tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Công ty CP Công nghệ mạng và Truyền thông (HOSE: CMT) đã chuyển sang đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM sau khi hủy niêm yết tự nguyện trên sàn HOSE.
Giai đoạn 2014-2017 doanh thu của công ty luôn giữ ổn định từ 400 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận đạt được dao động quanh mức 7 tỷ đồng. Đến năm 2018, doanh thu tăng đạt 540 tỷ đồng, lợi nhuận tăng nhanh 26 tỷ đồng, do đó, quyết định thu hồi 8 triệu cổ phiếu đang giao dịch, hủy niêm yết ngày 18/4/2019 trên sàn HOSE sẽ là hành động mang tín hiệu tích cực trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp./.