Dư nợ margin giao dịch ‘bất thường’ cổ phiếu FTM khoảng 200 tỷ đồng 19-09-2019 – 18:58 PM | Thị trường chứng khoán

0
488

Lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều cho biết đang tiếp tục xem xét, làm rõ thông tin vụ việc.Các công ty chứng khoán có liên quan đã có buổi làm việc, qua đó thống kê tổng dư nợ margin của các tài khoản giao dịch bất thường khoảng 200 tỷ đồng.Công ty chứng khoán xác minh được các chủ tài khoản nêu trên có nhiều mối liên hệ với ông Lê Mạnh Thường – nguyên Chủ tịch HĐQT Fortex.

Hết phiên giao dịch ngày 19/9, cổ phiếu FTM của Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) giảm sàn phiên thứ 25 liên tiếp và tiếp tục dư bán giá sàn khối lượng lớn. Cổ phiếu này mất 83% giá trị, sau khi tăng giá khoảng 70% trong gần 5 tháng trước đó. Tổng khối lượng giao dịch trong 25 phiên giảm sàn chưa tới 3 triệu đơn vị, trong khi con số bình quân trước đó luôn đạt khoảng 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Đáng chú ý có những phiên, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 33 triệu đơn vị, tương ứng 65% cổ phần công ty. Đợt giải chấp cổ phiếu FTM đang là câu chuyện gây sốc cho nhà đầu tư trong những ngày qua và “vào tầm ngắm” của cơ quan quản lý.

Trao đổi với Người Đồng Hành, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho biết căn cứ theo các quy định thì Sở đã đưa cổ phiếu FTM vào diện giao dịch không được ký quỹ (margin) ngay sau khi báo cáo bán niên soát xét cho thấy kết quả kinh doanh lỗ. Hiện chưa có quy định cụ thể đối với cổ phiếu giảm sàn liên tục nhưng HoSE cũng đang tiếp tục xem xét những diễn biến đằng sau vụ việc và sẽ sớm có thông tin.

y là sự việc được dư luận quan tâm nên đã quán triệt tinh thần với các đơn vị chuyên môn tiến hành một cách nghiêm túc, cẩn trong, xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm.

Trước đó, trong những ngày đầu tháng 9, một số công ty chứng khoán có dư nợ cho vay margin và có nguy cơ thiệt hại lớn với cổ phiếu FTM đã có cuộc họp tại Hà Nội. Qua thống kê của các đơn vị này, sơ bộ có 10 cá nhân mở tài khoản và có dư nợ margin lớn tại 13 công ty chứng khoán với tổng giá trị khoảng 200 tỷ đồng. Các tài khoản này có hiện tượng bị kiểm soát giao dịch, giao dịch chéo để tạo thanh khoản giả tạo với cổ phiếu FTM trong giai đoạn trước.

Theo các công ty chứng khoán, các cá nhân có mở tài khoản và vay margin đều thừa nhận đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường – nguyên Chủ tịch HĐQT Fortex. Đồng thời, chủ tài khoản không biết về các giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản mang tên họ được mở tại các công ty chứng khoán nêu trên. Hầu hết các chủ tài khoản đều có địa chỉ cư trú tại Thái Bình và có liên quan trực tiếp tới ông Lê Mạnh Thường, cụ thể là người thân, bạn bè, nhân viên tại công ty FTM.

Để tạo thanh khoản bình quân hơn 1 triệu cổ phiếu/phiên thì ngoài các tài khoản đang có dư nợ lớn (đóng vai trò bên mua) nêu trên tại các công ty chứng khoán thì phải có nhiều hơn các tài khoản liên quan khác (đóng vai trò bên bán) để qua đó rút tiền sau giao dịch, vốn phần lớn đến từ tiền vay margin của các công ty chứng khoán.

Ông Lê Mạnh Thường vốn là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT Fortex nhiều năm qua và chỉ mới từ nhiệm sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 vào tháng 4. Ông Thường cùng con gái bà Lê Thùy Anh tính đến 30/6 vẫn còn sở hữu 31,73% vốn FTM, giảm so với 45,53% sau khi ông Thường bán cổ phiếu vào tháng 9/2018.

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên, Fortex cho vay và đầu tư với 3 tổ chức đã từng hoặc đang có liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT Lê Mạnh Thường tổng số tiền 269 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng tài sản công ty.

Cụ thể, Tập đoàn Đại Cường, nơi ông Thường từng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là cổ đông sáng lập góp 47,9% vốn, vay ngắn hạn 58,3 tỷ đồng và vay dài hạn 33,9 tỷ đồng (kỳ hạn 2 năm) từ Fortex. Tại Bất động sản New City, nơi ông Thường giữ chức danh Chủ tịch HĐQT, Fortex cho vay 10,8 tỷ đồng và đầu tư 50 tỷ đồng. Cuối cùng, tại Bất động sản Đại Cường, ông Thường là người đại diện theo pháp luật, Fortex đầu tư 115 tỷ đồng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here