Nội Dung
Đầu tư chiều sâu là gì?
Đầu tư chiều sâu (capital deepening) là quá trình tích lũy tư bản với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động. Nói cách khác, khái niệm này dùng để chỉ quá trình đầu tư làm tăng tỷ lệ tư bản/lao động (còn gọi là mức trang bị tư bản).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Một số ưu điểm và nhược điểm của đầu tư chiều sâu
* Ưu điểm
– Đầu tư chiều sâu làm giảm chi phí sản xuất đông thời tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả đầu tư.
– Khối lượng vốn đầu tư không cần quá lớn và có thể thực hiện dễ dàng nhanh chóng hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
– Thời gian thực hiện đầu tư theo chiều sâu tương đối ngắn hơn khi so sánh với đầu tư theo chiều rộng do khối lượng công việc cần phải thực hiện ít đa dạng hơn.
– Đầu tư theo chiều sâu ít mạo hiểm hơn và có độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
– Thông thường trong quá trình thực hiện đầu tư việc sản xuất vẫn có thể song song diễn ra bình thường, thêm vào đó do khối lượng vốn đầu tư tương đối nhỏ khiến cho việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn
* Nhược điểm
– Với đầu tư chiều sâu thì tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng lao động. Mà trong điều kiện nước ta cũng như các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thì sức ép về lao động đang là vấn đề cấp bách.
– Để thực hiện đầu tư chiều sâu cần phải có đội ngũ tri thức cao nghiên cứu lâu năm để có thể học hỏi các kinh nghiệm của các nước trên thế giới những cũng cần phải phù hợp với điều kiện của doanh