Loài người đang tự tay biến mình thành vật chủ của một cuộc thí nghiệm có quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Tại sao ư? Theo một báo cáo mới đây, nhân loại hiện đang bước vào một thời kỳ chưa từng có, liên quan đến chất lượng không khí. Trong vòng 2,5 triệu năm kể từ khi nhân loại xuất hiện trên Trái đất, chúng ta chưa bao giờ sống trong một bầu không khí có chất lượng như hiện tại.
Nghĩa là, chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với những người đang sống trong bầu không khí ấy, cho đến khi “thí nghiệm” có kết quả
Cụ thể thì bắt đầu từ thế Pleistocene khoảng 2,58 triệu năm về trước, mật độ CO2 trong không khí trung bình chỉ rơi vào khoảng 250 ppm (đơn vị phần triệu). Nhưng trong vòng 60 năm trở lại đây, lần đầu tiên mật độ CO2 đã chạm tới ngưỡng 415 ppm.
“Kể từ thời đại đầu tiên khi người Homo erectus xuất hiện – khoảng 2,1 – 1,8 triệu năm trước đến năm 1965, chúng ta vẫn được sống trong môi trường có mật độ carbon dioxide ở mức thấp, dưới 320 ppm,” – trích lời Yige Zhang, chuyên gia từ ĐH Texas A&M (Mỹ).
“Vậy nên, mật độ CO2 cao khủng khiếp như hiện nay không chỉ là một thí nghiệm cho môi trường và khí hậu, mà còn cho chính chúng ta.”
Được biết, Zhang đã phải xem xét rất nhiều nghiên cứu trước đó để xác định nồng độ CO2 trong quá khứ, từ đó định vị được nhân loại hiện tại đang ở đâu, và hướng đến một tương lai như thế nào.
Để lấy được các thông tin này, Zhang đã gặp không ít khó khăn. Những lõi băng vĩnh cửu – thứ có khả năng giam lại các bong bóng khí có nhiên đại từ quá khứ thường được các chuyên gia sử dụng để lấy thông tin. Tuy nhiên, thông tin do các lõi băng mang lại chỉ có niên đại khoảng vài trăm ngàn năm, hiếm khi lên đến 1 triệu.
Muốn đào sâu hơn nữa vào lịch sử Trái đất, Zhang đã phải chuyển hướng sang các mẫu đất. Là một phần của vòng tuần hoàn carbon, đất tạo ra carbonate. Bằng cách phân tích carbonate trong các mẫu đất hóa thạch tại cao nguyên Hoàng Thổ, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã có thể dựng lại mật độ CO2 trong không khí Trái đất từ hàng triệu năm trước.
“Cao nguyên này là nơi tuyệt vời để xét nghiệm các mẫu đất bụi. Mẫu bụi cổ nhất ở đây có niên đại lên tới 22 triệu năm – một quãng thời gian quá dài.”
Kết quả từ cao nguyên Hoàng Thổ cũng trùng khớp với nhiều xét nghiệm khác sử dụng dữ liệu trong các lõi băng.
Tuy vậy, Zhang và đội nghiên cứu của ông vẫn chưa hài lòng. Họ đang dự tính phải cải thiện thêm công nghệ để tăng độ chính xác của nghiên cứu, thậm chí là xét nghiệm được cả những mẫu đất 23 triệu năm tuổi.
“Quá khứ nắm giữ chìa khóa tới tương lai,” – Zhang cho biết.
“Trái đất có bề dày lịch sử rất dài, có rất nhiều yếu tố liên quan đến khí hậu, sự sống và môi trường đã thay đổi. Nghiên cứu về quá khứ sẽ cho chúng ta khả năng dự đoán tương la