Từ “giả” thành “thật”- Asanzo đã qua mặt người tiêu dùng

Từ “giả” thành “thật”- Asanzo đã qua mặt người tiêu dùng. Asanzo – Cái tên quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam ở mảng thiết bị, đồ dùng điện tử, với công nghệ được khẳng định là “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, và chứng nhận”hàng Việt Nam chất lượng cao do ngươi tiêu dùng bình chọn” năm 2017, đã cao tay qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng ở Việt Nam như thế nào?

0
623

Đổi trắng thay đen, từ “giả” thành “thật”, Asanzo – Cái tên quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam ở mảng thiết bị, đồ dùng điện tử, với công nghệ được khẳng định là “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, và chứng nhận”hàng Việt Nam chất lượng cao do ngươi tiêu dùng bình chọn” năm 2017, đã cao tay qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng ở Việt Nam như thế nào

1. Con đường từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo một nguồn tin cho biết, nhà máy Asazo chỉ láp ráp ti vi từ linh kiện nhập từ Trung Quốc và đồ điện gia dụng được nhập khẩu “nguyên chiếc” cũng từ Trung Quốc mà không cần sản xuất bất kì một linh kiện nào.

Từ cuộc điều tra kín được bí mật thực hiện, tuyến đường xuất – nhập cảnh để biến “Trung” thành “Việt” đã được phát hiện. Từ các công ty xuất khẩu đặt tại Quảng Đông, Quảng Châu và Hongkong như: Ningbo Vecco, Winstar, Jinpin Electrical, … , tất cả hàng hóa đã được cập cảng Cát Lái – TP. Hồ Chí Minh một cách êm đẹp.

Con đường đưa hàng Trung Quốc về Việt Nam của Asanzo
Con đường đưa hàng Trung Quốc về Việt Nam của Asanzo

Theo điều tra của phóng viên, từ năm 2014 đến nay, đã có 20 công ty nhập khẩu sản phẩm điện gia dụng nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc như: Công ty TNHH điện tử Bảo Ngọc, Công ty Sa Huỳnh, công ty TNHH điện gia dụng Su Po,… Sự thật được phát hiện , khi hàng loạt công ty “ma” dưới bàn tay biến hóa của Asanzo nhập khẩu số lượng lơn linh kiện, máy móc nguyên kiện từ Trung Quốc. Cụ thể là:

  • Năm 2014, Công ty TNHH điện tử Bảo Ngọc nhập hàng trăm tấm panel LCD lỗi từ công ty Hong Kong Konka với giá 17-30USD/tấm.
  • Tháng 8 , tháng 10/2014, công ty TNHH điện gia dụng Su po nhập hơn 1600 tấm panel LCD cũng từ công ty Hong Kong Konka
  • Ngày 9/12/2016, công ty TNHH truyền thông Asanzo nhập hơn 3000 máy xay từ công ty Winstar Electrical Enterprise (Quảng Đông, Trung Quốc)
  • Một tuần sau, công ty này tiếp tục đưa về hơn 2000 nồi lẩu điện mới 100% từ công ty Guangdong Zhanjiang Household Electric.
  • Năm 2018, 2019, công ty CP tập đoàn Asanzo tiếp tục nhập nhiều linh kiện điện tử in sẵn nhãn hiệu Asanzo và không ghi nhãn hiệu từ Trung Quốc

2. Đổi ‘Trung” thành “Việt”, Asanzo đã qua mặt người tiêu dùng Việt dễ dàng

Theo điều tra của phóng viên, tất cả hàng hóa linh kiện của Asanzo nhập về đều có C/O form E do cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc cấp. Khi làm thủ tục thông quan, công ty nhập khẩu cũng báo xuất xứ hàng hóa là Trung Quốc. Nhưng khi về đến Việt nam, các sản phẩm này lại được gắn mác “made in Việt Nam” và sản phẩm điện gia dụng lại được bình chọn là “hàng Việt nam chất lượng cao năm 2017”. Điều này vô cùng khó hiểu!

Một bằng chứng khác cho thấy, trong tháng 1 và tháng 9/2018, một công ty đóng ở KCN Long Hậu (KCN Cần Giuộc, tỉnh Long An) xuất sang lào 560 ấm đun nước Asanzo model SK1800, hồ sơ hải quan thể hiện 100% xuất xứ hàng việt nam. Không chỉ nhập hàng nguyên chiếc, khai báo linh kiện, Asanzo còn gỡ tem “made in Cina” rồi dán đè tem “Made in Viet Nam” lên sản phẩm rồi bán ra thị trường

Thủ đoạn thay đổi nhãn mác của Asanzo
Thủ đoạn thay đổi nhãn mác của Asanzo

Nhu vậy, vẫn còn rất nhiều ẩn khúc sau vụ việc Asanzo biến hàng ngoại thành hàng nội địa một cách cao tay. Người tiêu dùng nên cẩn thận hơn trong việc tìm hiểu thông tin và mua hàng tiêu dùng./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here