Ai xứng danh là” ông trùm” thị trường chứng khoán Việt Nam???

0
674

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiết lập danh sách các “ông trùm chứng khoán” – những đơn vị có vốn hóa cao nhất thị trường. Cổ phiếu “họ Vin” – ngành bất động sản thường xuyên dẫn đầu. Đứng sau là các ngành ngân hàng, tiêu dùng.

Bất động sản số 1

Trước đây, ngôi vị doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam thường xuyên thuộc về 3 “ông lớn” Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng công ty khí Việt Nam (PVGAS – GAS). Thế nhưng, vài năm gần đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup đã vươn lên. Cùng với công ty con của mình, Vingroup đã giúp bất động sản trở thành thế lực lớn nhất trên thị trường.

Cụ thể, với vốn hóa thị trường đạt hơn 371.000 tỷ đồng, Vingroup giữ “ngôi vương” trong suốt thời gian này. “Ngôi vương” của Vingroup có thể bị lung lay trong thời gian tới. Nhưng nếu điều đó xảy ra, Vingroup không có lý do để “buồn” vì người có thể soán ngôi Vingroup chính là Công ty cổ phần Vinhomes – công ty con của Vingroup.

Hiện tại, không nằm trong “câu lạc bộ các cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng” nhưng Vinhomes vẫn đạt vốn hóa thị trường gần 309.000 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường của Vinhomes đứng thứ 2, chỉ sau Vingroup. “Họ nhà Vin” nói riêng và ngành bất động sản nói chung còn nhiều cơ hội “nở mày nở mặt” hơn nữa khi Vincom Retail, công ty con của Vingroup hoạt động trong lĩnh vực cung

cấp mặt bằng bán lẻ đang nằm rất sát Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam với gần 84.000 tỷ đồng.

Ngân hàng nhiều đại diện Nhường vị trí số 1 cho ngành bất động sản nhưng ngành ngân hàng vẫn chứng tỏ được giá trị của mình khi có tới 3 đại diện lọt vào Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Cụ thể, Vietcombank đứng ở vị trí thứ 3 sau Vingroup và Vinhomes với 250.350 tỷ đồng. Vị trí này không phải thành công của Vietcombank. Trước đây, ngân hàng này thường xuyên ở vị trí số 1. Sau Vietcombank là BIDV. BIDV đứng ở vị trí thứ 8 với khoảng 119.000 tỷ đồng.

Techcombank là ngân hàng lớn thứ 3 sàn chứng khoán nhưng cũng là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam nếu xét theo vốn hóa thị trường. Hiện tại, Techcombank khép lại Top 10 kể trên với 89.000 tỷ đồng. Techcombank đang tăng trưởng khá nóng.

Ngành tiêu dùng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh suốt thời gian qua. Vinamilk thậm chí có thời điểm đứng ở vị trí số 1. Hiện tại, dù đã đi lùi nhưng vị trí của ông lớn ngành sữa vẫn rất cao – vị trí thứ 4.

Bất chấp thị trường rung lắc mạnh, cạnh tranh đến từ nhiều phía nhưng cổ phiếu VNM của Vinamilk vẫn vững vàng trên giá 100.000 đồng/CP. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/4, VNM dừng ở mức 138.500 đồng/CP.

Trong khi đó, cổ phiếu MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan thăng trầm nhiều hơn cổ phiếu VNM. Dù vậy, vốn hóa thị trường của Masan vẫn đạt tới gần 103.000 tỷ đồng. Masan đứng ở vị trí thứ 9, chỉ hơn Techcombank một chút.

Ngành tiêu dùng còn ghi nhận them cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Có mức giá cao ngất ngưởng (246.900 đồng/CP), SAB mang về cho Sabeco khoảng 158.000 tỷ đồng. Nhờ đó, Sabeco nằm trong Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Top 10 này còn ghi nhận sự góp mặt của “cựu vương” GAS (193.000 tỷ đồng) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với 184.000 tỷ đồng.

Tiêu dùng vững vàng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here