Cổ phiếu nào đang được chú ý?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu ngành PLX (HM:PLX) và BMP (HM:BMP); khuyến nghị trung lập đối với ACV (HN:ACV) khi lo ngại tăng trưởng hoạt động kinh doanh sẽ chững lại.

0
584
Cổ phiếu nào đang được chú ý?

1. PLX: Mua với giá mục tiêu 73,300 đồng/cp

Theo CTCK Mirae Asset (Mirae), Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) là 1 trong số 10 tập đoàn kinh tế Nhà nước. Hoạt động kinh doanh xăng dầu chiếm hơn 70% tổng doanh thu của PLX trong năm 2018. Công ty vẫn đang phải nhập khẩu phần lớn lượng xăng dầu kinh doanh hàng năm.

PLX hiện là doanh nghiệp đầu ngành với thị phần hơn 50%. Công ty đang sở hữu mạng lưới bán lẻ xăng dầu với gần 6,000 cửa hàng, trong đó hơn 2,500 cửa hàng do PLX tự sở hữu và vận hành. Doanh thu của PLX trong 12 tháng gần nhất gấp hơn 3 lần so với doanh nghiệp đứng vị trí thứ 2 là OIL (HN:OIL), Mirae cho biết. Từ 2017 trở đi, giá xăng dầu thế giới hồi phục nhanh, trong khi Chính phủ với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã kiềm mức tăng của giá bán lẻ trong nước, kéo theo phần lợi nhuận của PLX và các doanh nghiệp kinh doanh khác bị giảm sút.

Ngày 02/08/2019, PLX thông báo đã hoàn tất bán ra 20 triệu cổ phiếu quỹ, giảm lượng cổ phiếu quỹ sở hữu xuống còn hơn 103 triệu cổ phiếu. Mirae cho biết, giá bán bình quân của PLX là 64,370 đồng/cp, trong khi giá vốn ghi nhận là 10,000 đồng/cp. Hiện nay, PLX có vốn điều lệ ở mức 12,393 tỷ đồng, sở hữu Nhà nước là 83.8%. PLX có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước về mức 51% trong giai đoạn 2019-2020.

Mirae khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 73,300 đồng/cp.

2. BMP: Mua với giá mục tiêu 60,853 đồng/cp

CTCK Phú Hưng (PHS) cho biết, CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) có tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh thành lập năm 1977. BMP chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC (HN:PVC) cứng, HDPE (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Hiện tại, BMP chiếm 45% thị phần nhựa miền Nam và 28% thị phần nhựa cả nước.

PHS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của BMP sẽ cải thiện nhờ hưởng lợi từ liên kết chuỗi giá trị trong hệ sinh thái của Nawa Industries (SCG) và việc giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng kỳ. Cùng với đó, thị phần của BMP được kỳ vọng sẽ giữ vững. Sản lượng bán dự kiến cải thiện từ mức nền thấp giai đoạn 2017-2018 do áp lực từ việc chạy đua tăng chiết khấu giành thị phần trong ngành nhựa đã giảm bớt.

PHS cũng lưu ý những rủi ro đối với BMP như: (1) Thị trường bất động sản có chiều hướng chững lại đang là tác nhân ảnh hưởng lớn đến đà tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng như BMP; (2) hiệu quả hoạt động kinh doanh bị chi phối nhiều bởi biến động giá nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là diễn biến của giá dầu; (3) cạnh tranh trong ngành còn đang ở mức cao; (4) chính sách bán hàng có thể thay đổi tùy vào cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị; (5) sở hữu lớn của cổ đông Nawa có thể dẫn đến rủi ro phụ thuộc đối với công ty con như BMP.

Với giả định trung bình giá bán thành phẩm không có nhiều thay đổi, đồng thời sản lượng bán cải thiện so với cùng kỳ 2018, Mirae ước tính doanh thu thuần cả năm 2019 của BMP sẽ đạt xấp xỉ 4,294 tỷ đồng, tăng 9.5%. PHS khuyến nghị mua cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 60,583 đồng/cp

3. PHS khuyến nghị mua cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 60,583 đồng/cp

CTCK Bảo Việt (HN:BVS) cho biết, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (HOSE: ACV) là doanh nghiệp thống lĩnh trong ngành kinh doanh cảng hàng không và đang quản lý 22 cảng hàng không tại Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2019, ACV phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa, tương ứng với mức tăng trưởng so với cùng kỳ là 7.5%. Mức tăng trưởng này đã có sự cải thiện so với năm 2018 nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn tăng trưởng cao 2013-2016.

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế đã có sự sụt giảm tương đối mạnh trong năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xu hướng sụt giảm này tiếp tục tiếp diễn và ghi nhận mức tăng trưởng lượt khách quốc tế giảm về 13.4% (năm 2018 mức tăng trưởng lượt khách quốc tế là 21%).

Theo BVS, tài sản tại khu hoạt động bay vẫn thuộc về Nhà nước sau khi cổ phần hóa ACV. Điều này dẫn tới ACV không được thực hiện các công tác duy tu bảo dưỡng cần thiết. Hiện các đường băng ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã xuống cấp và có thể đe dọa an toàn bay. Vì vậy ACV và Bộ Giao thông vận tải đã nỗ lực đàm phán thống nhất các phương án cũng như đã trình lên Chính phủ để có thể sớm sửa chữa và bảo trì khu bay.

BVS kỳ vọng Chính phủ sẽ phê duyệt đề án khu bay trong năm 2019 từ đó loại bỏ điểm nhấn mạnh trong ý kiến kiểm toán và giúp cho ACV có thể chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE. Việc chuyển sàn sẽ giúp ACV cải thiện thanh khoản, gia tăng tính minh bạch và có thể lọt vào danh mục của các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lượt khách du lịch đang giảm khá nhanh cũng như tình trạng vận hành trên công suất thiết kế cao ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất làm cho tăng trưởng của ACV chững lại.

BVS khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu ACV với giá kỳ vọng 83,000 đồng/cp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here