Thị trường ngày 12/9: Dầu “bốc hơi” gần 3%, vàng bật tăng, Palađi cao nhất 2 tháng

0
497

Chốt phiên giao dịch đêm qua 11/9, giá dầu tiếp tục “bốc hơi” gần 3%. Giá thép, đồng, ngô, lúa mì, đậu tương giảm trong khi vàng bật tăng, Palađi cao nhất 2 tháng, quặng sắt tăng vọt, cà phê tiếp tục tăng do cung giảm.

Dầu tiếp tục “bốc hơi” gần 3%

Giá dầu tiếp tục giảm gần 3% sau khi có tin tổng thống Mỹ Donald Trump đã cân nhắc việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran, điều này có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô toàn cầu đúng vào thời điểm lo ngại về nhu cầu tiêu thụ yếu.

Giới thương gia cho biết ông Trump đã thảo luận về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran để giúp đảm bảo một cuộc họp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani vào cuối tháng này. Sự ra đi của ông Bolton đã loại bỏ một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đường lối cứng rắn đối với Iran khỏi Nhà Trắng.

Về phía Iran, nước này cho biết sẽ không đàm phán với Mỹ trong khi các lệnh trừng phạt đối với Tehran vẫn được Washington thi hành.

Chốt phiên giao dịch đêm qua, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 1,57 USD, hơn 2,5%, còn 60,81 USD sau khi chạm mức 60,52 USD, trong khi dầu thô Tây Texas Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 1,65 USD, tương đương 2,9% còn 55,75 USD/ thùng sau khi trượt xuống mức thấp 55,61 USD.

Vàng bật tăng, Palađi cao nhất 2 tháng

Giá vàng bật tăng do thị trường kỳ vọng vào các chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương hàng đầu trong khi rủi ro tăng trưởng toàn cầu tiếp tục kéo dài.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA đã tăng 0,6% lên 1.494,90 USD/ounce. Giá đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 13/8 còn 1.483,90 USD/ounce trong phiên liền trước trong chuỗi thua lỗ kéo dài 4 ngày. Giá vàng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York tăng 0,3% đạt 1.503,20 USD/ounce.

Ngoài ra, giá vàng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như: Lãi suất thấp, lợi suất trái phiếu tăng kéo dài, mối quan hệ thương mại Mỹ Trung bớt căng thẳng khi Trung Quốc miễn một số hàng hóa của Mỹ khỏi các mức thuế trả đũa trước cuộc đàm phán tháng 10/2019 .

Trong số các kim loại quý khác, bạc đã tăng 0,4% lên 18,09 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất trong 2 tuần là 17,75 USD trong phiên trước đó.

Palađi tăng 0,3% lên 1.565,87 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/7 là 1.590 USD. Bạch kim tăng 0,9% lên 938,58 USD/ounce.

Quặng sắt tăng vọt, thép giảm nhẹ

Giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên giao tháng 1/2020 đã tăng 2,2% đạt 665 CNY/tấn. Chốt phiên, giá tăng 1,5% đạt 661 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% giao ngay vào Trung Quốc đạt 93 USD/tấn, tăng so với mức 92 USD/tấn phiên trước đó.

Khối lượng quặng sắt giao vào 26 cảng của Trung Quốc đạt 17,8 triệu tấn trong tuần từ 2-8/9, giảm 3,2 triệu tấn so với tuần trước đó, theo Mysteel.

Nhập khẩu từ Australia và Brazil đã giảm 2,7 triệu tấn, xuống còn 21 triệu tấn trong tuần trước, theo Mysteel.

Lo ngại về nhu cầu yếu đã ép giá thép giảm nhẹ. Giá thép cây giao tháng 1/2020 giảm 0,1% xuống còn 3.481 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giao trong tháng 1/2020 giảm 0,4% xuống còn 3.515 CNY/tấn.

Doanh số ô tô tại Trung Quốc giảm 6,9% trong tháng 8, tháng giảm thứ 14 liên tiếp và doanh số bán xe năng lượng mới cũng giảm 15,8%, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

Đồng giảm mạnh

Giá đồng giảm sau khi doanh số ô tô Trung Quốc giảm mạnh dấy lên lo ngại về nhu cầu yếu hơn từ nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới.

Mối lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc lớn hơn bất kỳ sự lạc quan nào từ quyết định của Bắc Kinh về việc miễn một số hàng hóa của Mỹ khỏi thuế quan bổ sung, có khả năng làm giảm căng thẳng tranh chấp thương mại.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME giảm 0,9% còn 5.772 USD/tấn, chạm gần mức thấp nhất 2 năm đạt được vào đầu tháng này là 5.518 USD.

Trừ khi đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung, nếu không giá sẽ vẫn ở quanh mức hiện tại do nhu cầu yếu hơn được bù đắp bởi những hạn chế về nguồn cung, nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank cho biết.

Ngô, lúa mì, đậu tương quay đầu giảm

Giá nông sản tại Chicago quay đầu giảm mạnh do triển vọng vụ cây trồng muộn tích cực hơn nhờ một đợt nắng nóng cuối hè. Giá lúa mì giảm bớt song song với ngô và đậu tương giảm khỏi mức cao nhất 1 tháng trong phiên trước đó.

Thời tiết ấm hơn so với bình thường trên hầu hết vành đai trang trại Trung Tây dự kiến ​​sẽ đẩy nhanh sự trưởng thành của cây trồng muộn, làm giảm nguy cơ sương giá sẽ làm hỏng năng suất.

Tại Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 5-1/2 cent xuống 8,66-1/2 cent/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1-1/2 cent xuống 3,60 USD/bushel, trong khi giá lúa mì cùng kỳ hạn giảm 4-3/4 cent xuống còn 4,77-1/2 USD/bushel.

Cà phê tiếp tục tăng do cung giảm

Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2019 đã tăng 1,8%, tương đương 1,7%, đạt 1,034 USD/ lb sau khi chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 là 1,047 USD/lb. Cà phê Robusta giao tháng 11/2019 tăng 11 USD, tương đương 0,8%, đạt 1.338 USD/tấn.

Trong tháng 8, xuất khẩu từ hai nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới đều giảm. Xuất khẩu cà phê xanh từ Brazil đã giảm 8,5% so với năm ngoái, do xuất khẩu cà phê Robusta giảm 14,4%. Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam cũng giảm 18,7% so với tháng 7 còn 1,90 triệu bao (60 kg).

Đường trồi sụt

Giá đường thô giao tháng 10 tại New York giảm 0,07 cent, tương đương 0,6%, còn 10,81 cent/lb. Trong khi, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tại London đã tăng 8,30 USD, tương đương 2,5%, đạt 309,80 USD/tấn.

Cao su đồng loạt giảm

Giá cao su giảm tại Tokyo, Thượng Hải và Singapore. Giá cao su tại Tokyo rời khỏi mức cao nhất 3 tuần đạt được trong phiên liền trước do các nhà đầu tư đã chốt lời từ đợt tăng gần đây.Tại Tokyo, giá cao su giao tháng 2/2020 giảm hơn 0,2 JPY còn 168,8 JPY(1,57 USD)/kg. Trong phiên, có lúc giá chạm mức 170,4 JPY, mức cao nhất kể từ ngày 21/8. Giá cao su TSR20 giao tháng 3/2020 chốt phiên không đổi ở mức 141,2 JPY/kg.Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2020 giảm 5 CNY/tấn còn 12.000 CNY (1.686 USD)/tấn.Tại Singapore, giá cao su giao tháng 10/2019 chốt phiên đạt 133,0 US cent/kg, giảm 0,7%.

Ngày lễ sắp tới tại Trung Quốc có thể đẩy giá chuối

Trong nửa đầu tháng 9, giá chuối tại các vùng sản xuất Trung Quốc biến động mạnh, tăng lúc đầu và giảm sau đó, nhưng đã dần ổn định.

Lúc đầu do lạc quan với nhu cầu tiêu thụ tăng trong tết Trung thu, giá bắt đầu tăng tại các khu vực sản xuất, đặc biệt ở Quảng Tây, khu vực sản xuất duy nhất có thể vận chuyển khối lượng lớn. Tuy nhiên, nguồn cung lớn tràn vào thị trường khiến giá bị ép giảm xuống. Sau khi điều chỉnh, giá hiện tại tương đối cân bằng trong cả khu vực sản xuất và thị trường tiêu dùng, và tình hình chung là ổn định. Giá chuối dự kiến sẽ tăng nhẹ khi Tết Trung thu và ngày Quốc khánh đang đến gần.

Tiêu thụ dứa tăng mạnh tại Châu Âu, đặc biệt tại Italya

Năm 2018, EU đã nhập khẩu 1 triệu tấn dứa. Hà Lan và Bỉ là 2 nước hàng đầu nhập khẩu và phân phối lại trong EU. Từ 2012 đến 2018, các nước nhập khẩu lớn là Tây Ban Nha, Anh và Italya. Nhập khẩu dứa từ Italia tăng từ 104.800 tấn lên 165.400 tấn với giá trị khoảng 103 triệu euro.

Ở Italya, dứa chủ yếu được tiêu thụ tại các khu vực phía bắc, đặc biệt là vùng Bologna. Giá dứa không thay đổi đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay, một số lượng lớn dứa đã được nhập khẩu và giá bán buôn dao động trong khoảng 0,70 đến 0,80 Euro/kg. Trong tháng 4 và 5, bắt đầu từ mùa xuân và mùa hè, giá tăng lên đến 1 Euro/kg. Sang tháng 6 và 7, giá dứa tăng lên 1,2 Euro/kg do cung khan, cầu tăng.

Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 12/09

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here