Chiến tranh thương mại mang đến cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tại Việt Nam

0
564

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đang sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam có thể trở thành miền đất hứa cho các nhà đầu tư.

Sandeep Naik, nhà quản lý cấp cao tại General Atlantic – quỹ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiềm năng trị giá 35 tỷ USD, nhấn mạnh, khi các công ty Mỹ có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

“Nếu nhìn vào các lĩnh vực nhất định như ô tô hay hóa chất, bạn có thể nhìn thấy Việt Nam là một điểm đến được lựa chọn. Cộng đồng các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại những điểm đến mới của đầu tư trong khu vực này”, Naik nhấn mạnh.

General Atlantic đang quản lý khối tài sản 35 tỷ USD. Công ty này đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng lớn trong 4 lĩnh vực chính bao gồm tiêu dùng, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và công nghệ.

“Chúng tôi đang nhìn Việt Nam như một điểm đến thú vị. Với việc chuyển hoạt động sản xuất tới Việt Nam, với nhiều việc làm được tạo ra, người dân sẽ có thu nhập cao hơn. Đó chính là khởi đầu của một xu hướng tiêu dùng”, Naik nói.

Các nhà phân tích cũng đồng quan điểm rằng Việt Nam, đất nước đang có vị thế trong lĩnh vực xuất khẩu điện thoại, đồ nội thất, thiết bị công nghệ, đang nổi lên như một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại.

tư.

Sandeep Naik, nhà quản lý cấp cao tại General Atlantic – quỹ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiềm năng trị giá 35 tỷ USD, nhấn mạnh, khi các công ty Mỹ có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

“Nếu nhìn vào các lĩnh vực nhất định như ô tô hay hóa chất, bạn có thể nhìn thấy Việt Nam là một điểm đến được lựa chọn. Cộng đồng các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại những điểm đến mới của đầu tư trong khu vực này”, Naik nhấn mạnh.

General Atlantic đang quản lý khối tài sản 35 tỷ USD. Công ty này đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng lớn trong 4 lĩnh vực chính bao gồm tiêu dùng, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và công nghệ.

“Chúng tôi đang nhìn Việt Nam như một điểm đến thú vị. Với việc chuyển hoạt động sản xuất tới Việt Nam, với nhiều việc làm được tạo ra, người dân sẽ có thu nhập cao hơn. Đó chính là khởi đầu của một xu hướng tiêu dùng”, Naik nói.

Các nhà phân tích cũng đồng quan điểm rằng Việt Nam, đất nước đang có vị thế trong lĩnh vực xuất khẩu điện thoại, đồ nội thất, thiết bị công nghệ, đang nổi lên như một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại.

“Chính vì vậy, nó cũng sẽ mang lại những cơ hội mới cho dịch vụ tài chính. Khi các công ty chuyển hoạt động sản xuất tới Việt Nam, họ chắc chắn sẽ cần tín dụng”, Naik giải thích. Theo đó, nhu cầu tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các đơn vị sản xuất tầm trung có thể sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, ông Naik cũng lưu ý rằng các nhà đầu tư sẽ phải vật lộn với nhiều vấn đề mang tính địa phương khi đầu tư vào Việt Nam. “Chúng tôi thực sự cần có người giúp giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam thời điểm này, bạn sẽ thấy những cánh cửa đang rộng mở”, Naik nói.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang leo thang chưa từng có sau khi Trung Quốc tuyên bố đánh thuế 75 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ nhằm phản ứng với quyết định đánh thuế hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngay lập tức, ông Trump phản ứng bằng việc nâng thuế từ 25 lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đồng thời tiếp tục nâng thuế với lượng hàng hóa trị giá 300 tỷ USD còn lại từ 10 lên 15%. Bắt đầu từ ngày 1/9, những khoản thuế đầu tiên Mỹ đánh vào 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here